CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU TRƯỚC LŨ NĂM 2025

Đăng ngày 02 - 04 - 2025
100%

Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được của các địa phương. Thực hiện nhiệm vụ hàng năm về việc tổ chức đánh giá hiện trạng công trình đê điều, xác định trọng điểm đê điều xung yếu và xây dựng phương án hộ đê; đồng thời, để chủ động trong công tác phòng, chống lụt bão đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều trong mùa mưa bão năm 2025, ngày 10/01/2025 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) đã có Công văn số 140/SNN&PTNT-TL gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố có đê tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trên địa bàn

          Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được của các địa phương. Thực hiện nhiệm vụ hàng năm về việc tổ chức đánh giá hiện trạng công trình đê điều, xác định trọng điểm đê điều xung yếu và xây dựng phương án hộ đê; đồng thời, để chủ động trong công tác phòng, chống lụt bão đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều trong mùa mưa bão năm 2025, ngày 10/01/2025 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) đã có Công văn số 140/SNN&PTNT-TL gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố có đê tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trên địa bàn để xác định các trọng điểm xung yếu và xây dựng phương án hộ đê, phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa mưa bão năm 2025, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH TRƯỚC LŨ NĂM 2025

1. Đánh giá cao trình chống lũ của đê: căn cứ vào mức nước thiết kê đê đã quy định cho từng tuyến đê so với cao trình đỉnh đê tại thời điểm kiểm tra, đồng thời so sánh với mực nước lũ cao nhất đã xảy ra để đối chiếu.

2. Tổng hợp số liệu cụ thể về hiện trạng cao trình đê, mặt cắt ngang đê, cây chắn sóng, khu vực đê có mặt thoáng sông rộng nhưng chưa có tre chắn sóng, hiện trạng mặt đê, đường hành lang chân đê và đánh giá, thống kê theo chiều dài từng tuyến.

3. Đánh giá những vấn đề còn tồn tại của thân đê và nền đê làm ảnh hưởng đến chất lượng chống lũ của đê như: mạch đùn, mạch sủi; thẩm lậu, rò rỉ, sạt trượt mái đê; nứt, lún sụt đê; tổ mối chưa được xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa triệt để; thống kê và nêu rõ đầm ao sát chân đê nhưng chưa được đắp lấp, khu vực đê sát sông cần đề phòng sạt lở, hiện trạng giếng giảm áp.

4. Đánh giá hiện trạng kè, cống, điếm canh đê, cửa khẩu (trong đó nêu rõ các cống mới hoàn thành và các cống còn đang thi công dở dang).

5. Đánh giá hiện trạng đê bối.

Hiện trạng đê hữu sông Chu tại K32+000 huyện Thiệu Hoá

Cống Bương tại K15+776 đê tả sông Lèn, huyện Hà Trung

 

Trên cơ sở rà soát, kiểm tra và đánh giá hiện trạng công trình đê điều, đồng thời so sánh với yêu cầu chống lũ, bão của từng tuyến đê, phải có kết luận cụ thể về khả năng chống lũ, bão của từng tuyến đê trong các tình huống có thể xảy ra.

II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HỘ ĐÊ NĂM 2024 VÀ CÔNG TÁC CỦNG CỐ, NÂNG CẤP ĐÊ

1. Đánh giá kết quả củng cố nâng cấp đê điều theo các dự án, chương trình nâng cấp đê sông, đê biển.

2. Tổng hợp, báo cáo các công trình đê điều đang thi công: cần cụ thể phạm vi, chiều dài, hạng mục đang thi công, tỷ lệ khối lượng đã thực hiện và dự kiến thời gian hoàn thành.

3. Đánh giá việc triển khai phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm, xử lý sự cố trước, trong và sau mùa lũ năm 2024; danh sách các trọng điểm đã được củng cố, nâng cấp năm 2024.

4. Tổng hợp các sự cố đê điều đã xảy ra năm 2024 và đầu năm 2025, trong đó thể hiện rõ công tác chỉ đạo khắc phục, kết quả xử lý sự cố.

III. XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM XUNG YẾU VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM, PHƯƠNG ÁN HỘ ĐÊ TOÀN TUYẾN, PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI TRƯỜNG HỢP LŨ LỚN VƯỢT TẦN SUẤT THIẾT KẾ

1. Xác định trọng điểm xung yếu: Việc xác định các trọng điểm xung yếu phải căn cứ vào kết quả đánh giá hiện trạng đê điều so với yêu cầu chống lũ và quá trình theo dõi, quản lý cũng như thực tế xử lý sự cố đê điều trong các mùa lũ trước, từ đó dự tính khả năng có thể xảy ra sự cố khi có lũ, bão và chỉ ra mức độ nguy hiểm về đê, kè, cống dưới đê.

2. Xác định các tuyến, khu vực trọng điểm xung yếu: Căn cứ các vị trí trọng điểm xung yếu đã xác định, phân tích tổng hợp chọn ra các tuyến đê và khu vực trọng điểm xung yếu.

3. Xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm:

- Căn cứ hiện trạng công trình, dự kiến những tình huống bất lợi khi gặp lũ, bão (kể cả tình huống xấu nhất) và sự cố có thể xảy ra.

- Đánh giá nguyên nhân xảy ra sự cố, đề ra các phương án kỹ thuật xử lý tương ứng, với mục tiêu đảm bảo an toàn cho mùa lũ, bão năm 2025.

- Từ phương án kỹ thuật đã được lựa chọn để xử lý các tình huống, cần xác định: khối lượng vật tư, phương tiện vận chuyển vật tư, thiết bị, nhân lực, đường vận chuyển, thời gian tập kết,... cụ thể, đảm bảo khả năng cung ứng kèm theo bản vẽ sơ bộ về giải pháp xử lý và ước tính khối lượng chi phí.

- Phân công và quy định cụ thể người chịu trách nhiệm chính, các thành viên giúp việc; cụ thể về trách nhiệm và sự phối hợp giữa các đơn vị và cá nhân tham gia thực hiện phương án xử lý để không bị động khi có tình huống xấu xảy ra.

4. Phương án hộ đê toàn tuyến và ứng phó với trường hợp lũ lớn vượt tần suất thiết kế: Dựa trên phân tích, đánh giá các tồn tại trên mỗi tuyến đê; trên cơ sở tổng hợp các phương án bảo vệ từng trọng điểm và tính đến những rủi ro, những tồn tại do chưa phát hiện hết trong khi kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, trên mỗi tuyến đê cần phải xây dựng phương án hộ đê, cứu hộ đê toàn tuyến và phương án ứng phó với trường hợp lũ lớn vượt tần suất thiết kế.

Yêu cầu đối với việc xây dựng và duyệt phương án:

- Mỗi phương án bảo vệ trọng điểm phải có thuyết minh cụ thể trong đó nêu rõ hiện trạng công trình, dự kiến tình huống sự cố có thể xảy ra, giải pháp kỹ thuật xử lý, khối lượng vật tư, phương tiện, lực lượng...đủ để đối phó kịp thời với tình huống sự cố phức tạp nhất có thể xảy ra. Phân công và quy định người chịu trách nhiệm chính, các thành viên giúp việc; cụ thể về trách nhiệm và sự phối hợp giữa các đơn vị và cá nhân tham gia thực hiện phương án xử lý để không bị động.

- Từng loại phương tiện phục vụ trọng điểm (xe ô tô, công nông, máy xúc, thuyền bè, máy phát điện...) phải có hợp đồng với chủ phương tiện. Lực lượng tham gia ứng cứu hộ đê, lực lượng tuần tra canh gác đê, lực lượng giúp nhân nhân sơ tán... phải có danh sách cụ thể, hiện đang sinh sống và làm việc tại địa phương (Họ và tên, địa chỉ, tuổi...). Bản vẽ Trọng điểm phải thể hiện cụ thể vị trí tập kết vật tư, bãi vật liệu, đường vận chuyển, cự ly vận chuyển.... Tình huống sơ tán dân: phải thể hiện tổng số hộ, số khẩu sơ tán; hướng di chuyển; vị trí chuyển dân sơ tán; khoảng cách...

- Mỗi phương án phải có quyết định phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện.

- Sau khi phương án được duyệt, cần phải được triển khai ngay việc chuẩn bị trên thực tế và tổ chức kiểm tra, diễn tập, phát hiện thiếu sót để bổ sung kịp thời.

* CÔNG TÁC KIỂM KÊ VẬT TƯ DỰ TRỮ HIỆN CÓ VÀ ĐỀ XUẤT VẬT TƯ DỰ TRỮ PCLB NĂM 2025

Để có cơ sở tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu chuẩn bị vật tư dự trữ PCLB năm 2025 cho các địa phương, ngày 14/3/2025 Chi cục Thuỷ lợi đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Môi trường công văn số 386/SNNMT-TL gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố có đê về việc kiểm kê vật tư dự trữ hiện có và đề xuất vật tư dự trữ PCLB năm 2025. Trong đó, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố có đê thực hiện một số nội dung sau:

1. Rà soát, kiểm kê vật tư dự trữ PCLB hiện có của địa phương, trong đó, kiểm đếm chi tiết về mặt số lượng, chất lượng từng loại vật tư dự trữ PCLB hiện có trên các tuyến đê, tại các kho ở các thôn, xã; xác định rõ số lượng của từng loại vật tư đảm bảo chất lượng còn sử dụng tốt trong mùa mưa bão năm 2025, số lượng từng loại vật tư không đảm bảo chất lượng phải loại bỏ và thay thế ngay.

2. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công trình trước lũ năm 2025, tính toán cụ thể số lượng, chủng loại vật tư dự trữ cần thiết tương ứng với số lượng công trình đê điều của từng tuyến đê và trên cơ sở kết quả kiểm kê vật tư dự trữ hiện có (còn sử dụng tốt), đề xuất số lượng, chủng loại vật tư dự trữ cần phải bổ sung mới của địa phương mình trong năm 2025.

Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình đê điều và phương án hộ đê là nội dung quan trọng cần được UBND các huyện, thị xã, thành phố có đê quan tâm triển khai thực hiện và báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh và Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai trong việc chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác hộ đê, phòng chống lụt bão năm 2025 trên địa bàn tỉnh./.

Nguồn tin: Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa.

<

Tin mới nhất

CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU TRƯỚC LŨ NĂM 2025(02/04/2025 8:35 SA)

Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2025(14/03/2025 10:49 SA)

Chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường và gió mạnh, sóng lớn trên vùng biển khu vực tỉnh...(24/02/2025 1:27 CH)

Công tác làm thủy lợi mùa khô năm 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa(20/01/2025 8:34 SA)

Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, Phương hướng nhiệm vụ...(31/12/2024 8:55 SA)

Giao chỉ tiêu ra quân làm thủy lợi mùa khô và tổ chức Lễ phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi...(25/11/2024 4:33 CH)

Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống lụt, bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các...(20/11/2024 3:42 CH)

Bão YINXING hướng vào vùng biển Trung Bộ, bão TORAJI sắp vào biển Đông(11/11/2024 3:26 CH)

Phối hợp thực hiện dự án Xây dựng hệ thống quản lý thông tin thủy lợi tổng hợp tại lưu vực sông...(10/11/2024 7:33 SA)

Xử lý sự cố cống tiêu ba cửa xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương(10/11/2024 7:27 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
152 người đã bình chọn
°
1083 người đang online