Phối hợp tái thả động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Xuân Liên

Đăng ngày 19 - 06 - 2025
100%

Trong 6 tháng đầu năm 2025 Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Liên phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (HWRC) Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) tổ chức tái thả 23 cá thể thuộc nhiều loài như cu li nhỏ, khỉ mốc, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, khỉ vàng, cầy vòi mốc, rùa núi vàng, rắn sọc dưa và rắn hổ mang Trung Quốc trở về môi trường sống tự nhiên tại Vườn quốc gia Xuân Liên.

Tái thả động vật hoang dã không chỉ đơn thuần là đưa các cá thể trở lại rừng. Đây là cả một quá trình đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc kiểm tra sức khỏe, gắn thiết bị giám sát để theo dõi sau tái thả, lựa chọn địa điểm thích hợp, đến theo dõi hành vi hậu tái thả để đảm bảo sự thích nghi của chúng với môi trường mới.

Kiểm tra sức khỏe trước tái thả

Bàn giao động vật

Lựa chọn địa điểm thích hợp để tái thả

Đặt lồng tái thả mền

Để thực hiện việc tái thả Trung tâm HWRC chịu trách nhiệm cứu hộ và phục hồi sức khỏe động vật; Trung tâm CCD phụ trách điều phối, hỗ trợ kỹ thuật và truyền thông; Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Liên đảm nhận việc tiếp nhận giám sát hiện trường, đảm bảo an ninh và hỗ trợ hậu cần tại khu vực tái thả.

Phương pháp tái thả được áp dụng.

Trong đợt tái thả này cứ vào khả năng thích nghi các cả thể động vật được chia làm hai nhóm chính để lựa chọn phương pháp tái thả phù hợp. 

- Nhóm 1: Tái thả cứng – thả trực tiếp các cá thể vào rừng (gồm các loài như khỉ đuôi lợn, khỉ vàng, rắn…).

- Nhóm 2: Tái thả mềm – sử dụng chuồng bán hoang dã đặt trong rừng để các cá thể làm quen môi trường trước khi tự do hoàn toàn (áp dụng với cu li nhỏ, khỉ mốc, cầy vòi mốc).

Phương pháp tái thả mềm giúp tăng tỷ lệ sống sót và khả năng thích nghi với môi trường tự nhiên.

Trong thời gian tới Vườn quốc gia Xuân Liên sẽ tiếp tục phối hợp với các trung tâm cứu hộ trên cả nước như Trung tâm HWRC tổ chức cứu hộ và tái thả các loài động vật vào tự nhiên tại Vườn quốc gia Xuân Liên.

<

Tin mới nhất

Trạm QLBVR Bản Cum thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn thực hiện tốt việc huy động lực lượng...(04/07/2025 10:45 SA)

Giáo dục môi trường cho học sinh tại Vườn quốc gia Xuân Liên(02/07/2025 4:02 CH)

Nhìn lại kết quả hoạt động điều tra giám sát Gấu ngựa (Ursus thibetanus) năm 2023-2025, Khu BTTN...(02/07/2025 2:56 CH)

Đoàn Công tác của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm làm việc với Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa về công tác...(25/06/2025 8:16 SA)

Phối hợp tái thả động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Xuân Liên(19/06/2025 4:13 CH)

Tuyên truyền, GDPL nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp của người dân...(19/06/2025 4:08 CH)

Giá trị đa dạng sinh học và công tác nghiên cứu, bảo tồn tại Vườn quốc gia Xuân Liên(17/06/2025 7:58 SA)

Tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cho học sinh Trường THCS Đào...(21/05/2025 7:42 SA)

Kết quả bước đầu điều tra một số loài cây Dược liệu tại Khu BTTN Pù Hu(15/05/2025 4:55 CH)

Sôi nổi hoạt động tuyên truyền lưu động bảo vệ rừng – PCCCR tại huyện Như Thanh(24/04/2025 5:13 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
158 người đã bình chọn
°
871 người đang online